Công nghệ PRP- giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về da
PRP hay còn được gọi là mặt nạ “ma cà rồng”- sử dụng máu của chính mình để làm đẹp đang là một trong những xu hướng thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay, được hàng loạt các ngôi sao nổi tiếng thế giới và Việt Nam sử dụng để có được làn da hoàn hảo. Hãy cùng khám phá ngay công nghệ này để cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất.
Công nghệ PRP là gì?
PRP là công nghệ sinh học tự nhiên, viết tắt của Platelet-Rich Plasma, nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Để điều chế, cần trích một thể tích máu của người điều trị (khoảng 25ml) rồi đưa vào máy quay li tâm xử lý. Cuối cùng thu được dung dịch huyết tương chứa lượng tiểu cầu nhiều gấp 3 đến 7 lần máu bình thường. Các huyết tương giàu tiểu cầu này được đưa ngược trở lại vào từng vị trí cần chữa trị trên cơ thể người bệnh giúp hồi phục nhanh các mô bệnh, tăng sinh tế bào mới.
Tặng Ngay Bộ điều trị Absolute Defence Programme
Giá trị đến 7.150.000 đồng
Áp dụng đến 31/03/2020, chỉ còn
XEM NGAY
PRP đang là xu hướng làm đẹp được quan tâm trên toàn thế giới
Phương pháp chế tạo PRP được thực hiện lần đầu tiên bởi M. Ferrari và cộng sự vào năm 1987 để tránh sự truyền sản phẩm máu tương đồng khi phẫu thuật tim hở. Sau đó, công nghệ này được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong y học để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hóa cột sống, làm mau lành vết thương… Hiệu quả của việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu khác nhau ở điều kiện trong ống nghiệm, trên mô hình động vật cũng như các thử nghiệm lâm sàng trên người.
PRP được chiết tách từ chính máu của người điều trị, giúp đảm bảo an toàn khi trị liệu
Ngày nay, công nghệ PRP còn được biết đến như một phương pháp an toàn và hiệu quả trong thẩm mỹ hiện đại nhờ khả năng tái tạo mô hoàn toàn tự nhiên nhưng cực kỳ hiệu quả mà không gây ra các phản ứng nguy hiểm cho người dùng.
PRP và những ứng dụng trong trị liệu thẩm mỹ
Đóng vai trò tái tạo và làm lành, huyết tương giàu tiểu cầu khi được tiêm trở lại vào cơ thể sẽ giải phóng các nhân tố tăng trưởng và cytokines từ tiểu cầu nhằm tái tạo tế bào mô. Các yếu tố tăng trưởng đó là: PDGF (thúc đẩy tăng trưởng mạch máu, phân chia tế bào, hình thành da non), FGF (tăng trưởng nguyên bào sợi, thúc đẩy các tế bào biệt hóa và hình thành mạch máu), EGF (tăng trưởng biểu bì, hình thành collagen)…kích thích tăng sinh tế bào sừng, tổng hợp collagen, elastin và hyaluronic acid nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, ngăn cản quá trình lão hóa và cải thiện tình trạng da, kích thích mọc tóc, làm đầy vết sẹo rỗ trên mặt…
Trong ngành thẩm mỹ, PRP giúp làm đầy sẹo rỗ, trị hói đầu, trẻ hóa da, chống lão hóa,… hiệu quả
Ngoài ra, công nghệ PRP còn kết hợp với một số thiết bị, công nghệ khác trong trị liệu thẩm mỹ như: dùng kim lăn, máy điện di,… để mang lại kết quả tốt nhất cho người dùng.
Ưu điểm của công nghệ PRP trong liệu trình làm đẹp
-Giải quyết được nhiều vấn đề về da như: da sạm, nám, tàn nhang, nếp nhăn, rạn da…
-Không gây dị ứng: Các tiểu cầu được tách ra từ chính máu của người điều trị nên không tạo ra các phản ứng quá mức.
-Thay thế phương pháp bơm các chất làm đầy như botox hay sillicon để giải quyết tình trạng da.
-Kích thích sản suất collagen một cách tự nhiên giúp tăng độ dày và trẻ hóa làn da, giúp giảm nếp nhăn, thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương.
Sử dụng công nghệ PRP và những điều cần lưu ý
Mặc dù có nhiều công dụng tốt trong trị liệu thẩm mỹ, nhưng một số đối tượng sau cũng cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình:
-Những người bị bệnh máu đông hoặc đang uống các loại thuốc chống đông máu.
-Người có tiền sử mắc các bệnh về gan, ung thư, tim mạch, HIV, máu xấu…
-Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng nên lưu ý khi dùng các liệu pháp PRP vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa.
Tuan Mai
**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***
Chúng Tôi Đang Chờ Ý Kiến Của Bạn